flippedclassroom

Bước đột phá học tập đầy táo bạo với mô hình học hiệu quả Flipped Classroom

Mục Lục

“Mô hình lớp học đảo ngược” hay Flipped Classroom là cụm từ được nhắc tới rất nhiều trong giai đoạn mà các hoạt động học tập đều đang chuyển hướng sang hình thức trực tuyến. Vậy mô hình học này là gì? Có thực sự tối ưu và đáng để áp dụng? Bài viết này sẽ làm rõ điều đó.

Chúng ta đã học trực tuyến như thế nào?

Vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà rất nhiều giáo viên đã tiến hành việc giảng dạy online cho các học viên của mình. Thời đại công nghệ đã mang đến cho các thầy/cô và học viên quá nhiều điều kiện để có thể học trực tuyến một cách hiệu quả nhất như là hệ thống học thông minh, tài liệu đa dạng từ nhiều nguồn, thoải mái thời gian… Đó là những điều mà các học viên thuộc thời đại trước không thể trải nghiệm. Có thể nói, thời trước muốn học phải biết chịu đựng cực khổ, thời nay thì mọi điều kiện đã sẵn sàng và học viên chỉ việc học mà thôi.

Đáng buồn thay, công cuộc thử nghiệm học trực tuyến tại nước ta vẫn chưa thu lại kết quả tốt. Đa số các học sinh khi nghe được học online thì ngay lập tức hào hứng với việc này, vì được học tại nhà, sử dụng thứ công cụ chứa đựng nhiều loại hình giải trí như game, mạng xã hội và nhiều phương tiện giải trí khác.

Chính những điều này là sự cám dỗ cực lớn ảnh hưởng đến vấn đề học tập của các em, chắc chắn không ai muốn học khi có những trò chơi bên cạnh cả. Một giáo viên Ngữ Văn tại Tp.HCM cho biết, số lượng học sinh tham gia lớp học của cô nhiều lắm cũng chỉ khoảng 50%, các học sinh cũng vào ra liên tục và thực sự là không mấy tập trung.

Ngoài các vấn đề thường gặp ở học viên, thì giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai dạy online. Phần lớn thầy/cô đều chưa dạy trực tuyến trước đây và vẫn còn bỡ ngỡ khi chuẩn bị nội dung bài giảng cũng như phương thức truyền đạt. Ngoài ra, vấn đề tương tác giữa thầy/cô và học trò cũng rất quan trọng, khác với những bài học được thực hiện trên lớp như thông thường, giảng dạy trực tuyến chỉ mang đến những bài giảng mang thiên hướng một chiều và rất khó để tương tác trực tiếp với học viên.

Tìm ra mô hình học tập mới – Flipped Classroom

Học trực tuyến hiện nay được hiểu tương tự như phương pháp học truyền thống nhưng chỉ khác là không trực tiếp tại lớp học mà qua các phương tiện kết nối Internet, không có sự giám sát và kèm cặp từ các thầy/cô.

Các giai đoạn trong phương pháp học truyền thống mà người học phải trải qua là: Nghe giáo viên giảng bài → Thực hành một mình. Trong đó, việc nghe giảng là quá trình tiếp thu bị động (Low level thinking) – chiếm 90% thời gian học, luyện tập thực hành là quá trình đào sâu suy nghĩ (High level thinking) – chiếm 10%.

Điều cơ bản có thể thấy ở phương pháp học truyền thống là thời gian học viên bị động tiếp thu kiến thức chiếm quá nhiều và không đủ để tự thực hành và trau dồi cho bản thân. Vì vậy, ý tưởng đảo ngược mô hình lớp học truyền thống – tăng thời gian thực hành và vận dụng kiến thức đã học được ra đời với tên gọi: Flipped Classroom.

Là mô hình học tập rất phổ biến được các quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng, Flipped Classroom thu thập những tinh hoa của phương pháp học truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại.

Nhà Vật Lý và Giáo Dục học Eric Mazur tại đại học Harvard đã nhen nhóm ý tưởng về một lớp học đảo ngược giúp các học sinh chủ động hơn trong việc học, đây chính là tiền đề của mô hình Flipped Classroom. Sau nhiều năm phát triển, phương pháp này đã trở nên hoàn thiện và chứng minh được tính áp dụng cao trong các hệ thống giáo dục trực tuyến thông qua các đặc điểm sau:

  • Giai đoạn 1 – Nghe giảng tại nhà: Học viên sẽ chủ động học những kiến thức mới qua các giáo trình đã được thầy/cô soạn sẵn. Việc tự học sẽ giúp học viên rèn luyện ý thức học tập chủ động. Hơn thế nữa, người học lúc này không cần giáo viên theo sát, bởi khi không tự giác học nghiêm túc thì sẽ không thể bước qua giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2 – Luyện tập cùng nhau: Bằng những kiến thức đã thu thập được, học viên sẽ cùng nhau luyện tập dưới sự kèm cặp của thầy/cô. Nhiệm vụ của các giáo viên lúc này không phải là giảng bài, mà là trực tiếp theo dõi khả năng thực hành của các học viên, sửa chữa những lỗi sai, cùng học viên tìm ra giải pháp đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề. Tác dụng của việc này được bộc lộ ngay từ sớm, giúp học viên phát huy hết khả năng sáng tạo thông qua việc nêu ra ý kiến cùng thầy/cô và bạn học, đồng thời rút kinh nghiệm ngay lập tức.
  • Giai đoạn 3 – Luyện tập một mình: Sau khi đã bước qua 2 giai đoạn trên, học viên sẽ tự luyện tập bằng những kiến thức đã học được và các kinh nghiệm đã đúc kết thông qua buổi luyện tập chung. Khi kiến thức đã vững vàng qua 2 giai đoạn, học viên sẽ phát huy năng lực cao nhất để thực hiện các bài tập.

Có thể nói, Flipped Classroom là mô hình hướng vào dạy học cá thể, giáo viên có nhiều thời gian hơn để tiếp cận và kèm cặp các học viên yếu kém. Ngoài ra, học viên không bao giờ bị bỏ lỡ bài giảng và cũng có thể học đi học lại những kiến thức mình chưa hiểu đến khi nào thành thạo mới thôi.

Khác biệt lớn nhất ở chỗ “luyện tập có sự hướng dẫn”, đây là điểm quan trọng mà mô hình học tập truyền thống bấy lâu nay không có, đa phần học sinh phải tự mình thực hành mà không biết hỏi ai, không được giải đáp thắc mắc và sẽ xảy ra tình trạng sai lầm nối tiếp sai lầm.

Bằng việc dẫn dắt người học theo một chu trình chặt chẽ mà nếu không làm được bước này sẽ không có bước tiếp theo, mô hình Flipped Classroom tạo ra môi trường học đầy hứng thú cho các học viên, phát huy tối đa tinh thần học tập và trí lực của mỗi cá nhân, là tiền đề tạo ra sự thành công của học viên trong tương lai.

Để chứng minh sự hiệu quả đảo ngược lớp học, Tiến Sĩ Jeremy F. Strayer đến từ Đại học bang Ohio đã công bố luận án của mình mang tên “Những tác động của môi trường học tập trong Flipped Classroom”, trong đó ông có nêu rõ: “Sử dụng rộng rãi các công nghệ giáo dục để cung cấp nhiều nội dung ngoài lớp học là trọng tâm của ý tưởng đảo ngược lớp học. Điều kiện cần thiết khác chính là sự tập trung và tích cực trong giờ học của các học viên. Đây là những điều cơ bản tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho học viên”

Theo bà Trang Trần – Trưởng Đại Diện Tổ Chức Giáo Dục Úc (QTS) tại Việt Nam cho biết: “Lớp học Flipped Classroom đặc biệt ở chỗ là các con được hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong mọi quá trình học tập. Có chỗ nào không hiểu, các con có thể ghi chú lại và hỏi các thầy/cô ngay trên hệ thống thực hành chung của cả lớp. Sự hỗ trợ kịp thời sẽ giúp các con hiểu bài một cách tường tận, tránh việc các con gặp khó khăn để rồi lại nản vì không có ai giảng giải”.

Bằng những đặc trưng của mình, mô hình lớp học Flipped Classroom đã được áp dụng trong thời điểm công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong hệ thống giáo dục thời đại mới, mang đến cho người học những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển bản thân.

Chuyên mục
Bài viết mới nhất

    Nâng tầm tiếng Anh cùng Ban Giáo Sư Úc

    Khoá học tiếng Anh online với Giáo viên bản xứ và được Cố vấn học tập 1 kèm 1 hỗ trợ trong và ngoài giờ học.




    Item hành tinh
    Popup QTeens

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN