Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

Yếu tố tiên quyết để trở thành công dân toàn cầu (phần 2): bộ kỹ năng thế kỷ 21

Mục Lục

Trước sự tiến bộ không ngừng của thế giới, bộ kỹ năng thế kỷ 21 là yếu tố được nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng để đào tạo cho công dân nhằm tránh khỏi sự đào thải bởi công nghệ hiện đại. Thế nhưng, việc rèn luyện kỹ năng cho thiếu niên Việt Nam vẫn là một bài toán khó mà nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa tìm được lời giải đáp phù hợp nhất cho con em mình. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời Quý cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Thực trạng kỹ năng của người trẻ Việt trong thị trường lao động

Theo khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) năm 2018, chất lượng sinh viên và người đi làm có kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc của Việt Nam thuộc top thấp nhất trên thế giới. Với vị trí hơn 110 trên bảng xếp hạng, chúng ta còn thấp hơn so với Lào và Campuchia – những nước được đánh giá là kém phát triển hơn Việt Nam. Nguyên nhân chính là do thói quen học tập của học sinh – sinh viên Việt Nam thường chú trọng học lý thuyết nhưng ít thực hành, dẫn đến việc thiếu hụt khả năng ứng dụng trong đời sống và công việc. Minh chứng cho vấn đề trên là các số liệu thực tế: khoảng 60% cử nhân đại học, thạc sĩ, tiến sỹ thất nghiệp hoặc làm trái ngành vì không đáp ứng được tiêu chuẩn công việc; rất nhiều học viên đạt điểm trung bình tiếng Anh trên 8.0 ở lớp, IELTS 6.0 hoặc 7.0 nhưng lại không thể sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống. Điều này chứng minh rằng, học sinh sinh viên Việt Nam có lượng kiến thức lý thuyết nền tảng rất vững chắc nhưng lại thiếu khả năng thực hành và vận dụng vào thực tế, dẫn đến việc loay hoay, bỡ ngỡ khi rời khỏi ghế nhà trường để làm việc hoặc hoạt động xã hội.

Thực trạng kỹ năng của người trẻ Việt trong thị trường lao động

Giải pháp rèn luyện kỹ năng cho thiếu niên Việt Nam

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng công dân quốc tế cho học viên Việt Nam, Bộ Giáo dục đang dần cải cách chương trình đào tạo, bằng cách lồng ghép các buổi dạy kỹ năng mềm cho học sinh ngay từ nhỏ với mức độ bài học tăng dần theo từng cấp bậc. Với nội dung được biên soạn dựa trên Khung giáo dục thế kỷ 21 (Framework for 21st Century Learning), ngoài kiến thức quốc tế và khả năng tiếng Anh, giáo dục Việt Nam đang nỗ lực hết mình để giúp học sinh – sinh viên có các kỹ năng sau:

Learning skills (The Four C’s)

Learning skills (The Four C's)

The Four C’s rèn luyện cho con người những khả năng mà máy móc không thể thay thế, giúp họ dễ dàng hòa nhập ở bất kỳ môi trường nào trên thế giới. Đây là bộ kỹ năng được đặc biệt chú trọng để đào tạo cho công dân trong thế kỷ 21 bởi các nước phát triển, đặc biệt là cho trẻ em ở độ tuổi khi chỉ mới bắt đầu nhận thức. Bao gồm: 

Kỹ năng hợp tác (Collaboration)

Hợp tác được cho là kỹ năng cần nhiều thời gian để rèn luyện nhất trong bộ kỹ năng The Four C’s, đặc biệt là đối với những trẻ được nuôi dạy dưới nền văn hoá độc lập, tự chủ như các quốc gia ở châu Âu. Một người có khả năng hợp tác sẽ dễ dàng làm việc trong một tập thể; vận hành và điều khiển dây chuyền hoạt động một cách hợp lý; biết khiêm nhường, tôn trọng ý kiến cộng sự để cùng phát triển.

Kỹ năng sáng tạo (Creativity)

Kỹ năng sáng tạo (Creativity)

Mọi môi trường đều cần đến tư duy sáng tạo, không ngừng đổi mới để tìm ra phương pháp, kết quả tối ưu nhất; đặc biệt, đây là yếu tố quan trọng nhất đối với những công việc luôn cần đến những nguồn cảm hứng, ý tưởng mới như nghệ thuật, thiết kế, văn học,…Trong học tập, việc khuyến khích sáng tạo sẽ giúp học sinh nhìn nhận các khái niệm theo một khía cạnh khác, kích thích khả năng tư duy logic, liên tưởng, so sánh để tạo nên sự đổi mới.

Tư duy phản biện (Critical thinking) 

Con người thường có thói quen hành động theo đám đông (gọi là hiệu ứng đám đông), tư duy theo lối cũ và ngần ngại nói lên ý kiến riêng. Nhưng ở người có kỹ năng tư duy phản biện, họ có năng lực suy nghĩ độc lập, không ngừng đặt câu hỏi và động não cho đến khi vấn đề được làm rõ. Nhờ vậy mà họ có khả năng phân tích đúng đắn, tự tin đi ngược ý kiến đám đông để lập luận một cách thuyết phục nhằm bảo vệ quan điểm cá nhân. Đây cũng là kỹ năng được công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế khuyến khích nhân viên bộc lộ và phát triển.

Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Giao tiếp là mắt xích kết nối tất cả yếu tố trên lại với nhau, được xem là kỹ năng tối thượng để mang lại thành công trong cuộc sống. Mọi thương vụ đều cần đàm phán, thương lượng để duy trì lợi nhuận cho công ty; con người cần giao tiếp để duy trì mối quan hệ trong cuộc sống, học sinh cần giao tiếp giỏi để truyền đạt ý tưởng hiệu quả và phát triển trong sự nghiệp.

Literacy Skills (IMT)

Khác với The Four C’s, IMT là bộ kỹ năng được hình thành và rèn dũa qua quá trình tiếp xúc và thực hành dựa trên những tình huống thực tế. Tại trường học ở các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới, việc tạo điều kiện để học sinh phát triển bộ kỹ năng IMT được đẩy mạnh qua sự lồng ghép những ứng dụng công nghệ hiện đại, phương thức truyền tải thông tin mới vào chương trình giảng dạy để học sinh dần quen và thành thạo các kỹ năng sau:

Năng lực về thông tin (Information literacy)

Hiểu biết về thông tin là khả năng làm chủ nguồn tin tức thông qua việc: tiếp cận, xử lý thông tin; ứng xử/tương tác với thế giới thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật của việc khai thác, sử dụng thông tin. Trong thời đại những thông tin sai sự thật và chưa được kiểm chứng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, việc tìm kiếm một nguồn tin chính thống là việc không hề đơn giản. Với thói quen nghiên cứu thông tin trên trực tuyến của thế giới hiện nay, học sinh cần được hướng dẫn chọn lọc thông tin để tin tưởng, tránh bị dắt mũi bởi các nguồn tin sai lệch hoặc bị xuyên tạc.

Khả năng hiểu biết về phương tiện truyền thông (Media literacy)

Khả năng hiểu biết về phương tiện truyền thông (Media literacy)

Mỗi ngày, một người sẽ được tiếp xúc với hàng loạt dữ liệu từ các nguồn đa phương tiện xung quanh mình, có nguồn chia sẻ thông tin chính xác, có nguồn thì tuyên truyền những thông tin hoàn toàn sai lệch. Nếu như năng lực về thông tin (information literacy) giúp học sinh biết phân tích và chọn lọc tin tức có cơ sở để học hỏi thì khả năng hiểu biết về phương tiện truyền thông (media literacy) sẽ dạy trẻ đánh giá nguồn thông tin trước khi tin tưởng để tiếp nhận kiến thức mới. Một khi trẻ đã sở hữu cả hai năng lực này, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm để con em tự tìm tòi, học hỏi bằng những sự quan sát và trải nghiệm của các em mà không cần sự chỉ dẫn của cha mẹ và thầy cô.

Hiểu biết về công nghệ thông tin (Technology literacy) 

Trong xu thế mọi hoạt động từ công tác quản lý đến vận hành đều được công nghiệp hoá – hiện đại hoá, việc trang bị cho học sinh/sinh viên kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ là việc mà giáo dục Việt Nam và các nước trên thế giới đang chú trọng đầu tư. Đây là kỹ năng không chỉ giúp học viên thích ứng và dễ dàng hòa nhập với sự thay đổi chóng mặt của thế giới, mà còn giúp tối ưu hoá các công cụ hỗ trợ để người sử dụng được hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh chóng. 

Life Skills – FLIPS

Cũng giống IMT, FLIPS sẽ được truyền tải tới học sinh dưới dạng tình huống, hoạt động để các em dần hình thành các tính cách, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tạo sự chuyên nghiệp khi hòa nhập với môi trường toàn cầu. FLIPS bao gồm các kỹ năng:

Sự linh hoạt (Flexibility)

Tính linh động là khả năng dễ dàng thích ứng và xoay chuyển tình huống phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện khả năng tư duy và ứng phó, biết đâu là thời điểm cần giữ vững lập trường, đâu là lúc cần thay đổi cách vận hành trong công việc, xử lý tình huống và giao tiếp hằng ngày. Để có được kỹ năng này, người học trước tiên cần có sự khiêm tốn, sẵn sàng lắng nghe những đóng góp trái chiều ngay cả khi bản thân đã có nhiều kinh nghiệm.

Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

Khả năng lãnh đạo được thiết lập dựa trên nhiều kỹ năng: Xây dựng mối quan hệ, phân tích và đánh giá thông tin, thiết lập mục tiêu, giải quyết vấn đề, quản trị xung đột,…Đây là yếu tố được các quốc gia chú trọng để bồi dưỡng cho công dân dù ở bất kỳ vị trí hay môi trường nào nhằm thôi thúc kỹ năng tư duy, năng lực làm việc hiệu quả, khả năng phân bổ và vận hành công việc hợp lý,…cũng như kích thích tiềm lực bên trong của những nhà lãnh đạo tài ba tương lai.

Kỹ năng làm việc hiệu quả (Initiative)

Để bước vào môi trường làm việc quốc tế, bên cạnh tính chủ động, học sinh/ sinh viên còn cần cả kỹ năng làm việc. Đó là khả năng để hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian thích hợp, hay còn được gọi là “làm việc hiệu quả”. 

Ở những cấp bậc khác nhau, mỗi người sẽ có cho mình các chiến lược, công cụ hỗ trợ riêng biệt để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Điều quan trọng là họ cần khám phá được đâu là phương thức làm việc tối ưu nhất, phù hợp với bản thân, và đây chính là lý do trường học cần rèn luyện cho học sinh ngay từ sớm để học sinh – sinh viên nhanh chóng thích ứng ngay khi bước chân vào môi trường làm việc.

Kỹ năng thực hành (Productivity):

Kiến thức rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là vận dụng được kiến thức vào đời sống. Để làm được điều này không hề đơn giản, các nước phương Tây đã phải cắt giảm một nửa số giờ học lý thuyết để dành thời gian cho học sinh thực hành, làm các thí nghiệm ứng dụng và báo cáo định kỳ về những gì các em trải nghiệm ngay từ bậc tiểu học. Việc này giúp cho nguồn nhân lực của các nước phát triển ngay từ khi bước vào môi trường làm việc đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu công việc, dễ dàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đề bạt lên các vị trí quản lý.

Kỹ năng xã hội (Social skills):

Khả năng ứng biến trong xã hội là kỹ năng giúp mang lại thuận lợi cho sự tương tác của con người với thế giới xung quanh thông qua mọi hành vi. Đây là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ nhà lãnh đạo, chuyên gia, đặc biệt trong các vị trí công việc cần thương lượng, đàm phán và tạo dựng các mối quan hệ lâu dài.

Khác với thế hệ trước, từ khi có sự đổ bộ mạnh mẽ của mạng xã hội, con người không chỉ cần tương tác hiệu quả giữa các mối quan hệ ngoài đời thực mà còn cần tạo dựng hình ảnh tốt trên cộng đồng ảo. Ở thời đại 4.0, mối quan hệ cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, hoặc thành công vang dội, hoặc vô cùng khó khăn, như một lần nữa khẳng định chân lý: Thiếu kỹ năng xã hội sẽ rất khó để thành công.

Kết luận

Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tương lai, Việt Nam đang từng bước nâng cấp hệ thống giáo dục và đào tạo bằng cách tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng cho học sinh sinh viên, kết hợp với việc giảng dạy lý thuyết. Tuy nhiên, kỹ năng không là yếu tố chỉ cần học ở trường là đủ, mà cần có sự phối hợp từ phía gia đình, mang lại cho các em cơ hội học tập và rèn luyện, khả năng tư duy, phát triển theo hướng của một công dân toàn cầu.

QTeens – Kiến tạo công dân toàn cầu là chương trình đào tạo dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi từ 8 đến 15, trang bị cho con bộ kỹ năng của thế kỷ 21 – yếu tố quan trọng bậc nhất để con dễ dàng hòa nhập và phát triển dù ở bất cứ môi trường nào. Học tập cùng QTeens, con sẽ được củng cố các kỹ năng cần thiết ở mọi khía cạnh: từ học tập, đến làm việc và cả trong đời sống thường ngày. Tìm hiểu thêm về chương trình QTeens – Kiến tạo công dân toàn cầu: qteens.qts.edu.vn

Đọc thêm:

Yếu tố tiên quyết để trở thành công dân toàn cầu (Phần 1): Ngoại ngữ

Yếu Tố Tiên Quyết Để Trở Thành Công Dân Toàn Cầu (Phần 3): Kiến Thức Quốc Tế

Chuyên mục
Bài viết mới nhất

    Nâng tầm tiếng Anh cùng Ban Giáo Sư Úc

    Khoá học tiếng Anh online với Giáo viên bản xứ và được Cố vấn học tập 1 kèm 1 hỗ trợ trong và ngoài giờ học.




    Item hành tinh
    Popup QTeens

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN